Tiêu chuẩn giống, phân bón cây có múi

I.   Tiêu chuẩn chọn giống:

+ Bộ rễ: Phát triển đều, tốt, nhiều rễ tơ, không khối sần ngay vị trí ghép

+ Thân: Thẳng đứng, vững

+ Gốc ghép: đường kính 0.7cm trở lên

+ Có 2-3 cơi đọt

+ Lá: Xanh tốt, hiện diện đầy đủ từ ½ chiều cao cây đến ngọn

+ Chiều cao cây: 60 cm trở lên (tính từ mặt bầu), 40 cm trở lên đối với cành chiết

+ Đường kính gốc ghép: 0.8 -1cm (cách mặt bầu 10cm)

+ Đường kính cành ghép: 0.7 cm trở lên (cách vết ghép 2 cm)

+ Độ khác biệt về hình thái cây giống không quá 5%

+ Bầu cây: đường kính (10-15cm) x chiều cao (20-25cm), có 12-30 lỗ thoát nước- đường kính lỗ thoát nước 0.6-0.8cm.

+ Xuất vườn: 3 tháng trở lên sau ghép.

+ Mật độ trồng: 5x6m, mương: 1-2m

II. Phân bón

Tùy theo đất, giống và tình trạng dinh dưỡng của cây mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali; bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng để cây đạt năng suất cao.

1.      Đối với cây 1 – 2 năm tuổi:

1.1 Dưới 3 tháng: Tưới đủ nước để giữ ầm cho gốc

  • Tưới Humic với liều loãng để kích thích ra rễ (1g/l nước, nên đi cùng hệ thống tưới để đạt hiệu quả cao nhất), định kỳ 7-10 ngày/lần.
  • Bổ sung phân bón lá đạm cao: 31-11-11; có thể phun qua lá với liều 50g/bình 25l, pha vào hệ thống tưới với liều 1g/l nước.
  • Tưới Dưỡng rễ – Tốt cây: 1ml/l nước, có thể xử lý cùng với Humic.

– Nếu sử dụng phân bón gốc thì phải ngâm rồi tưới, không nên rãi (cháy rễ): Liều 30g/gốc NPK chuyên dùng cho cây ăn trái: 20-20-15, 16-16-8, 23-8-8 (các dòng đạm cao)…hạn chế sử dụng Ure, DAP. Cây nhỏ nên tưới định kỳ 10-15 ngày/lần

1.2 Từ 3-12 tháng:

Vẫn áp dụng quy trình trên nhưng phân bón gốc có thể tăng lên từ 50-100g/gốc, định kỳ 15-20 ngày/lần.

  • Mỗi cơi đọt có thể bổ sung Organic (acid amin), khuyến cáo phun qua lá với liều 1ml/l nước

– Trong điều kiện nắng hạn kéo dài, lá vàng: Bổ sung thêm Combi (vi lượng) với liều 1 gói 25g/bình 25l.

* Lưu ý: cả Combi và Organic đều có thể bổ sung vào hệ thống tưới nếu như không phun, Organic vẫn giữ liều 1ml/l nước, Combi 1 gói 25g/200l nước.

Phân bón gốc sử dụng khi cơi đã trưởng thành, tránh sử dụng lúc rễ non dễ gây cháy rễ

Tất cả các phân tưới gốc không sử dụng hệ thống tưới khi xử lý phải cách gốc 10 cm

1.3 Năm thứ 2:

Vẫn áp dụng quy trình trên nhưng phân bón gốc có thể tăng lên từ 100-150g/gốc, phân bón hoặc tưới theo đường kính tán cách gốc 15-20cm. Bổ sung Đạm cá viên (1kg/200 l nước) mỗi khi cơi đọt trưởng thành.

Sử dụng khoảng 10 kg hữu cơ/gốc, chia thành 3-4 lần bón.

2.       Đối với cây trưởng thành: chia làm 4 lần bón/năm:

  • Lần 1: Trước khi cây ra hoa
  • Lần 2: Sau khi đậu trái 6 – 8 tuần
  • Lần 3: Trước thu hoạch trái 1 – 2 tháng
  • Lần 4: Sau khi thu hoạch trái
  • Kết hợp bón 10 – 20kg phân hữu cơ/gốc.
  • Cách bón: Dựa theo tán cây để bón, cuốc rãnh sâu 5 – 10cm; rộng 10 – 20cm cách gốc 0,5 – 1m (tùy tán cây); cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước.

Khi cây giao tán nên dùng cuốc xúp nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, cách gốc khoảng 50cm. Tưới đẫm liếp trước, sau đó rải phân thẳng lên mặt liếp.

Hằng năm cần bón thêm phân hữu cơ cho cây nhằm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa giúp đất tơi xốp, giúp bộ rễ cây phát triển tốt. Nếu bón phân chuồng nên bón phân hoai để giảm ô nhiễm môi trường và hạn chế được nấm bệnh (có trong phân chưa hoai).

Cần bón vôi hàng năm với lượng 200 – 500kg/ha/năm có thể bón đến 1.000kg/ha/năm.

3.      Xử lý ra hoa:

Dùng biện pháp xiết nước để kích thích ra hoa cây có múi. Cách làm như sau:

  • Sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành vô hiệu (không có khả năng cho trái) và bón phân bồi dưỡng để cây phục hồi sau mùa cho trái.
  • Rút khô nước trong mương vườn và ngưng nước để tạo “sốc” cho cây.
  • Thời gian xiết nước kéo dài khoảng 3 tuần đến khi thấy lá hơi héo thì cho nước vào mương cách mặt đất 20 – 30 cm trong 12 giờ, sau đó rút bớt nước ra còn cách mặt liếp 50 – 60 cm để không làm rễ cây bị thiệt hại gây mất sức cho cây.
  • Bổ sung lân để kích thích mầm hoa: rãi lân, phun 10-55-10,….
  • Tưới nước, bón phân đầy đủ thúc cây sớm ra đọt và nụ hoa. Nếu dùng thêm KNO3 0,5 – 1% kết hợp với Atonik, thời gian xiết nước sẽ rút ngắn hơn.

 Lưu ý: Chỉ nên xiết nước đối với vườn cây trên 3 năm tuổi và thời gian xiết nước không quá 20 ngày để kéo dài tuổi thọ và thời kỳ kinh doanh của cây có múi.

QUY TRÌNH XỬ LÝ CÂY BƯỞI RA HOA MÙA NGHỊCH

(Tham khảo quy trình của PGS.TS Trần Văn Hâu – DHCT)

Giai đoạn NỘI DUNG, CÔNG VIỆC
Sau khi thu hoạch – Mục tiêu kích thích cho cây 1-2 cơi đọt giúp cho cây phục hồi các chất chất dự trữ- Cắt tỉa cành sâu bệnh, cành ốm yếu, đan chéo trong thân- Bón phân: 5-10 kg phân hữu cơ và 1-2 kg phân hóa học NPK có tỉ lệ 3:2:1- Tưới nước: 2-3 ngày/lầnNếu kích thích ra thêm cơi đọt thứ hai thì bón phân và tưới nước như khuyến cáo trên- Phun thuốc ngừa rầy chổng cánh khi lá non đạt kích thước tối đa- Phun phân bón lá bổ sung nếu chồi phát triển chưa được tốt- Giữ mực nước trong mương ổn định ở độ sâu 60 cm trong suốt vụ.
1 tháng trước khi kích thích ra hoa (TKKTRH) Mục tiêu: Làm giảm sự sinh trưởng của câyBón phân có tỉ lệ phân đạm thấp, tăng tỉ lệ lân và kali như phân có tỉ lệ 1:3:3
7 ngày TKKTRH Phun MKP (0-52-34) ở nồng độ 0,5%-1,0% , bắt đầu xiết nước trong mương khô kiệt (bơm nước ra khỏi mương khi có mưa) cho đến khi kích thích ra hoa
0 Phun paclobutrazol: Thúc đẩy quá trình hình thành mầm hoaPhun paclobutrazol (PBZ) ở nồng độ 1.000-1.500 ppm, phun dung dịch hóa chất điều lên hai mặt lá vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
30 ngày Sau khi phun PBZ Phun chất kích thích ra hoa :Thiourê (0,3%), Nitrate kali 1%cách phun tương tự như phun Paclobutrazol.
31 Kết thúc quá trình kích thích ra hoa: Bón phân và tưới nước giúp cho mầm hoa phát triển- Bón phân với tỉ lệ 1:1:1-Tước nước giúp cho cây ra hoa.
51 Bắt đầu nhú hoa
64 Trổ hoa rộ
70 Nở hoa
73 Rụng nhụy, đậu trái
79 Rụng nhụy, đậu trái: Phun phân bón lá như Micracro (15:30-15),.. để hạn chế sự rụng trái non
86 Trái phát triển, rụng trái non: Phun gibberellin nồng độ 5-10 ppm , phun lần 2 cách lần 1 từ 15-20 ngày
93 Trái phát triển (bón phân theo công thức 2:1:2, nên bón làm nhiều lần (15-20 ngày/lần), 0,3-0,5 kg/cây. Phun Ca(NO3)2 ở nồng độ 0,1-0,2% giai đoạn trái phát triển và kali ở nồng độ 0,1-0,5% trước khi thu hoạch 30 ngày để tăng phẩm chất trái.
250 Thu hoạch

 

Ghi chú: Căn cứ vào thời điểm thu hoạch mà tính thời điểm xử lý ra hoa cho phù hợp. Thời gian thu hoạch có thể +/-15 ngày vì có thể dùng Progibb để neo trái hoặc xử lý bằng Ethrel để cho trái chín tập trung và sớm hơn.

 

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on google
Google+