Kỹ thuật trồng cây có múi

NHU CẦU SINH THÁI 

  1. Nhiệt độ 

Cây có múi (cam, quýt, bưởi) có thể sống và phát triển được trong khoảng nhiệt độ 13–38OC, thích  hợp nhất là 23-29OC. Dưới 13OC cây ngừng sinh trưởng, dưới âm 5OC cây sẽ bị chết. 2. Ánh sáng 

Cây có múi không thích hợp với ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp nhất cho cam  quýt khoảng 10.000 – 15.000 lux (tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều trong  mùa nắng). 

  1. Nước 

Cây có múi có nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra hoa và phát triển trái. Mặt  khác, cây có múi cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Trong mùa mưa, nếu mực nước  ngầm trong đất cao và không thoát nước kịp, cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết. 4. Đất đai 

Cam, quýt, bưởi thích hợp với các loại đất có tầng canh tác dày từ 0,5 – 1 m, đất thịt pha, màu mỡ,  thoát nước tốt, thoáng khí, pH từ 5-7. 

KỸ THUẬT CANH TÁC 

  1. Giống 

1.1 Các giống cam: Ở Nam Bộ có các giống: 

Cam giây: Cây cam phân cành thấp, tán hình dù lan rộng. Ở tuổi thứ 5 cây cao khoảng 3 – 4m,  đường kính tán 5 – 6m. Cành ít gai, gai ngắn, lá xanh đậm, có eo nhỏ, cây có thể ra hoa 3 vụ trong  một năm, năng suất có thể đạt tới 1.000 – 1.200 trái/cây/năm. Trọng lượng trái trung bình 217 – 259g.  Khi chín vỏ trái màu vàng, thịt trái vàng đậm, ngọt, ít chua, nhiều hạt 20 – 23 hạt/trái. 

Cam mật: Cây 5 tuổi cao trung bình 5 m, tán hình cầu, cây phân cành nhiều, ít gai. Lá có màu xanh  đậm, eo lá nhỏ, tán cây thoáng. Cây ra 2 – 3 vụ trái/năm. Số trái đạt từ 1.000 – 1.200 trái, trọng lượng  trung bình 240 – 250 g. Vỏ trái dày 3 – 4 mm, trái mọng nước, khi chín có màu vàng, thơm, ngọt, ít  chua, nhiều hạt. Cam mật là một giống có năng suất cao. 

Cam sành: Là giống cam được các nhà vườn ưa chuộng, cây có phẩm chất trái thơm ngon, trồng  được ở nhiều loại đất, màu sắc trái xanh vàng, bề mặt vỏ sần, trái hình cầu, hơi dẹp hai đầu, thịt trái  màu cam, mềm, nhiều nước. Lá hình trứng màu xanh đậm, trọng lượng trung bình 250g, ít hạt. Cam xoàn: Dạng trái giống như cam mật, nhưng trên đỉnh cuốn và đáy trái có quần tròn đường  kính 1.5- 2 cm. Phẩm chất trái thơm, ngọt ngon dược người tiêu dùng ưa chuộng. Dễ trồng, ít sâu  bệnh. 

1.2 Các giống Quýt: 

Quýt đường: Tán cây trung bình, trái hơi dẹp hai đầu, vỏ mỏng dễ bóc, múi rời dễ tách, vỏ trái màu  vàng xanh, láng, thịt trái màu cam, mềm: có nhiều nước, vị ngọt, thơm, trọng lượng trái trung bình  170g. 

Quýt tiều: Vỏ màu cam đậm, bề mặt vỏ láng, nổi múi khá rõ. Trái hình cầu, dẹp hai đầu, vỏ rất dễ 

Trang 1 

bóc, thịt trái màu cam đậm, mềm, vị hơi chua hơn quýt đường, khá nhiều nước, ít hạt. Trọng lượng  trái trung bình 180g. 

1.3 Các giống Bưởi 

Bưởi Năm Roi: Lá có dạng hình tam giác, phiến lá hình trứng ngược, vỏ trái màu vàng, bề mặt vỏ  rỗ đốm, trái hình quả lê, vỏ múi dễ bóc, màu thịt vàng đồng đều, vị ngọt hơi chua, nước khá, ít hạt.  Trọng lượng trái trung bình 1kg. 

Bưởi da xanh: Phiến lá hình trứng ngược nằm chồng lên lá có dạng tim, vỏ trái màu xanh đậm, trái  có hình cầu, vỏ múi dễ bóc, thịt trái màu hồng đậm, nước vừa phải, vị ngọt đậm, , ít hạt hay không  hạt. Trọng lượng trái trung bình 1,8kg. Đây là giống bưởi ngon bán cao giá nhất hiện nay. Bưởi long: Lá có dạng tim, phiến lá hình trứng ngược; vỏ trái màu vàng xanh, bề mặt trái rổ đốm,  trái có hình cầu hơi chom, vỏ múi dễ bóc, thịt trái màu hồng pha, nhiều nước, vị chua, hơi đắng, ít  hạt. Trọng lượng trái trung bình 1,1kg. 

Bưởi đường da láng: Vỏ màu vàng nhạt, bề mặt vỏ láng, trái hình quả lê, vỏ múi dễ bóc, thịt trái  màu vàng đậm, nước nhiều, vị ngọt đắng, ít hạt. Trọng lượng trái trung bình 1kg. Bưởi thanh trà: Vỏ trái màu vàng nhạt, bề mặt vỏ láng, trái hình quả lê, vỏ múi dễ bóc, thịt trái  màu vàng nhạt, nhiều nước, vị ngọt, ít hạt. Trọng lượng trái 1kg. 

1.4 Chọn cây giống:  

+ Bộ rễ: Phát triển đều, tốt, nhiều rễ tơ, không khối sần ngay vị trí ghép 

+ Thân: Thẳng đứng, vững 

+ Gốc ghép: đường kính 0.7cm trở lên 

+ Có 2-3 cơi đọt  

+ Lá: Xanh tốt, hiện diện đầy đủ từ ½ chiều cao cây đến ngọn  

+ Chiều cao cây: 60 cm trở lên (tính từ mặt bầu), 40 cm trở lên đối với cành chiết + Đường kính gốc ghép: 0.8 -1cm (cách mặt bầu 10cm) 

+ Đường kính cành ghép: 0.7 cm trở lên (cách vết ghép 2 cm) 

+ Độ khác biệt về hình thái cây giống không quá 5% 

+ Bầu cây: đường kính (10-15cm) x chiều cao (20-25cm), có 12-30 lỗ thoát nước- đường kính lỗ  thoát nước 0.6-0.8cm.  

+ Xuất vườn: 3 tháng trở lên sau ghép.  

1.5 Thời vụ: 

Cây có múi thường được trồng vào đầu mùa mưa để đỡ công tưới, tuy nhiêm cũng có thể trồngđược  quanh năm nếu chủ động nguồn nước tưới. 

1.6 Chuẩn bị đất trồng: 

Dùng đất tốt như đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông … để đắp mô. Mô có hình tròn, đường kính  0,6– 0,8 m; cao 0,3 – 0,5 m. Đất đắp mô có thể trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục, xử lý đất bằng  Furadan để trừ côn trùng và vôi để ngừa bệnh. 

Bón lót: 10-20 kg phân chuồng oai mục, 0.5 kg lân, 0.2- 0.5 kg vôi, 100- 300g phân NPK chuyên  dùng đạm cao: 16-16-8, 20-20-15, 20-5-5… 

1.7 Trồng cây chắn gió và che mát: 

Cây có múi thích hợp ánh sáng tán xạ, do đó phải trồng cây che mát cho cam, quýt bưởi như các loại  cây mãng cầu xiêm, so đũa Đồng thời trồng cây chắn gió như dừa, xoài, các loại cây lấy gỗ trên bờ bao để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, sự lây lan của côn trùng, mầm bệnh. 1.8 Khoảng cách trồng: 

Cam sành: 3 x 3 m 

Cam mật, quýt, chanh: 3,5 x 4 m 

Bưởi: 5 x 6 m 

Có thể trồng dày hơn để khai thác trong những năm đầu, khi cây giao tán thì tiến hành đốn tỉa. 1.9 Đắp mô, bồi liếp: 

Trong 2 năm đầu sau khi trồng: mỗi năm bồi 1 – 2 lần bằng đất bùn ao, đất bãi sông phơi khô. Năm  thứ ba trở đi thì tiến hành bồi liếp mỗi năm 1 lần khoảng 2 – 3 cm nhằm mục đích cung cấp thêm 

Trang 2 

dinh dưỡng, đồng thời nâng cao tầng canh tác. Chú ý không bồi sát gốc cây. 

Mực nước trong mương: cam, quýt rất mẫn cảm với nước, vì vậy cần để mực nước trong mương cách mặt liếp khoảng 50 – 80 cm. 

1.10 Tủ gốc, giữ ẩm: 

Rễ hấp thu dinh dưỡng đa số mọc cạn, mùa nắng nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng xấu đến rễ, do đó cần tủ  gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, lục bình, nhớ tủ xa gốc ít nhất 20 cm. 

Ngoài ra, trong vườn cần lưu ý để cỏ, loại cỏ ăn cạn như cỏ rau trai để giữ ẩm vườn trong mùa nắng,  làm thông thoáng đất trong mùa mưa và giảm thiệt hại cho cây trong mùa lũ. Nếu cỏ mọc cao nên cắt  cỏ bớt (không xới gốc). 

1.11 Cắt tỉa: 

Thường xuyên cắt tỉa cành già, cành vượt, cành sâu bệnh, cành mọc từ gốc ghép để vườn cây thông thoáng hạn chế sâu bệnh phát triển. 

1.12 Phân bón  

Tùy theo đất, giống và tình trạng dinh dưỡng của cây mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần  cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali; bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng để cây đạt năng suất cao. 10.1 Đối với cây 1 – 2 năm tuổi: 

*Dưới 3 tháng: Tưới đủ nước để giữ ầm cho gốc 

Tưới Humic với liều loãng để kích thích ra rễ (1g/l nước, nên đi cùng hệ thống tưới để đạt hiệu quả  cao nhất), định kỳ 7-10 ngày/lần.  

Bổ sung phân bón lá đạm cao: 31-11-11; có thể phun qua lá với liều 50g/bình 25l, pha vào hệ thống  tưới với liều 1g/l nước.  

Tưới Dưỡng rễ – Tốt cây: 1ml/l nước, có thể xử lý cùng với Humic.  

– Nếu sử dụng phân bón gốc thì phải ngâm rồi tưới, không nên rãi (cháy rễ): Liều 30g/gốc NPK  chuyên dùng cho cây ăn trái: 20-20-15, 16-16-8, 23-8-8 (các dòng đạm cao)…hạn chế sử dụng Ure,  DAP. Cây nhỏ nên tưới định kỳ 10-15 ngày/lần 

* Từ 3-12 tháng:  

Vẫn áp dụng quy trình trên nhưng phân bón gốc có thể tăng lên từ 50-100g/gốc, định kỳ 15-20  ngày/lần.  

Mỗi cơi đọt có thể bổ sung Organic (acid amin), khuyến cáo phun qua lá với liều 1ml/l nước  – Trong điều kiện nắng hạn kéo dài, lá vàng: Bổ sung thêm Combi (vi lượng) với liều 1 gói 25g/bình  25l. 

* Lưu ý: cả Combi và Organic đều có thể bổ sung vào hệ thống tưới nếu như không phun, Organic  vẫn giữ liều 1ml/l nước, Combi 1 gói 25g/200l nước.  

Phân bón gốc sử dụng khi cơi đã trưởng thành, tránh sử dụng lúc rễ non dễ gây cháy rễ Tất cả các phân tưới gốc không sử dụng hệ thống tưới khi xử lý phải cách gốc 10 cm *Năm thứ 2: 

Vẫn áp dụng quy trình trên nhưng phân bón gốc có thể tăng lên từ 100-150g/gốc, phân bón hoặc tưới  theo đường kính tán cách gốc 15-20cm. Bổ sung Đạm cá viên (1kg/200 l nước) mỗi khi cơi đọt trưởng  thành. 

Sử dụng khoảng 10 kg hữu cơ/gốc, chia thành 3-4 lần bón.  

10.2 Đối với cây trưởng thành: chia làm 4 lần bón/năm: 

Lần 1: Trước khi cây ra hoa 

Lần 2: Sau khi đậu trái 6 – 8 tuần 

Lần 3: Trước thu hoạch trái 1 – 2 tháng 

Lần 4: Sau khi thu hoạch trái  

Kết hợp bón 10 – 20kg phân hữu cơ/gốc. 

Cách bón: Dựa theo tán cây để bón, cuốc rãnh sâu 5 – 10cm; rộng 10 – 20cm cách gốc 0,5 – 1m  (tùy tán cây); cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước. 

Khi cây giao tán nên dùng cuốc xúp nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, cách gốc 

Trang 3 

khoảng 50cm. Tưới đẫm liếp trước, sau đó rải phân thẳng lên mặt liếp. 

Hằng năm cần bón thêm phân hữu cơ cho cây nhằm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa giúp đất  tơi xốp, giúp bộ rễ cây phát triển tốt. Nếu bón phân chuồng nên bón phân hoai để giảm ô nhiễm môi  trường và hạn chế được nấm bệnh (có trong phân chưa hoai). 

Cần bón vôi hàng năm với lượng 200 – 500kg/ha/năm có thể bón đến 1.000kg/ha/năm. 1.13 Xử lý ra hoa: 

Dùng biện pháp xiết nước để kích thích ra hoa cây có múi. Cách làm như sau: Sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành vô hiệu (không có khả năng cho trái) và  bón phân bồi dưỡng để cây phục hồi sau mùa cho trái. 

Rút khô nước trong mương vườn và ngưng nước để tạo “sốc” cho cây. 

Thời gian xiết nước kéo dài khoảng 3 tuần đến khi thấy lá hơi héo thì cho nước vào mương cách  mặt đất 20 – 30 cm trong 12 giờ, sau đó rút bớt nước ra còn cách mặt liếp 50 – 60 cm để không làm  rễ cây bị thiệt hại gây mất sức cho cây. 

Bổ sung lân để kích thích mầm hoa: rãi lân, phun 10-55-10,…. 

Tưới nước, bón phân đầy đủ thúc cây sớm ra đọt và nụ hoa. Nếu dùng thêm KNO3 0,5 – 1% kết  hợp với Atonik, thời gian xiết nước sẽ rút ngắn hơn. 

Lưu ý: Chỉ nên xiết nước đối với vườn cây trên 3 năm tuổi và thời gian xiết nước không quá 20 ngày  để kéo dài tuổi thọ và thời kỳ kinh doanh của cây có múi. 

2 PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH 

  1. Sâu vẽ bùa: Phát triển mạnh ở giai đoạn cây ra lá non, sâu rất nhỏ, đục dưới biểu bì lá tạo thành  những đường ngoằn nghèo. Sự phá hại của sâu làm lá co rúm, biến dạng, quăn queo và các vết thương  do sâu tạo trên lá, chồi tạo điều kiện cho bệnh loét phát triển. 

* Phòng trị: 

Chăm sóc cây sinh trưởng tốt, thúc cây ra đọt non tập trung, mau thành thục để hạn chế được sự phá  hoại của sâu. 

Dùng các loại thuốc nội hấp  

  1. Rầy mềm: Thường chích hút ở chồi ngọn, làm cho chồi và lá non không phát triển được, co rúm  lại, đồng thời tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển. Rầy mềm còn là môi giới truyền  bệnh Tristeza. 

* Bệnh Tristeza có triệu chứng rõ rệt nhất trên cây chanh là loại cây có múi mẫn cảm nhất: cây lùn,  trái nhỏ, lá nhỏ, hơi cong giống hình muỗng, gân lá sưng, soi lá đối diện với ánh nắng thì thấy gân  trong, bóc vỏ thân cây thì thấy bị rỗ (có những lỗ nhỏ như những cái gai ấn sâu vào thân cây). * Phòng trị 

Phun thuốc định kỳ vào các đợt ra đọt non  

Rầy chổng cánh: Đây là đối tượng rất nguy hiểm. Rầy chổng cánh thường chích hút nhựa lá non,  đọt non và làm lây bệnh vàng lá Greening. 

* Phòng trị: 

Tương tự như đối với rầy mềm 

  1. Nhện đỏ: Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ màu nâu, vàng lợt hoặc trắng trong tùy loại,  thường bu chích hút bên ngoài vỏ trái non (1 – 2 tháng tuổi) làm cho vỏ trái như phủ cám nên thường  gọi là trái da cám, làm giảm giá trị của trái thương phẩm. 

* Phòng trị: 

Quan sát thường xuyên sự xuất hiện của nhện trên trái, lá. Phun các thuốc đặc trị nhện.Tưới đẫm nước trên vườn sẽ giảm được mật số nhện, do đó không cần phun thuốc trừ nhện trong mùa mưa (cần  chú ý thoát nước tốt khi tưới đẫm và mưa ngập). 

  1. Bệnh loét: Bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh gây hại trên cả lá, trái, cành cây, vết bệnh lúc đầu nhỏ, 

Trang 4 

sủng nước màu xanh đậm, sau biến thành màu nâu nhạt mọc nhô lên mặt lá hay vỏ trái. Xung quanh  vết bệnh có quầng vàng. Trên trái non và trên cành vết bệnh có thể ăn sâu 1– 3mm và làm trái dễ bị  rụng, nếu trái không rụng cũng bị mất giá. Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa. 

* Phòng trị: 

Cắt bỏ, tiêu hủy cành lá, trái bệnh. 

Phun các loại thuốc gốc đồng ở giai đoạn chuẩn bị đâm tược ra hoa và giai đoạn 2/3 hoa rụng cánh  – tiếp tục phun định kỳ 2 tuần/lần. 

  1. Bệnh thối gốc chảy mủ: Do nấm gây ra, bệnh làm thối vỏ thân ở gốc kể cả rễ cạn bên trên, có  chảy mủ hôi – khi cây bệnh đưa đến ít rễ, rễ ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, lá vàng. Nấm cũng có thể tấn  công trên trái, nhất là trái ở gần mặt đất. 

* Phòng trị: 

Chọn gốc ghép kháng bệnh như chanh Volkameriana hoặc cam ba lá. 

Đất trồng phải ráo, dễ thoát nước; không tủ cỏ rác, không bồi bùn non sát gốc cây. Tránh gây thương tích vùng gốc và rễ cây. 

Theo dõi phát hiện sớm, cạo sạch vùng bệnh (cạo đến tận phần thân gỗ), bôi thuốc tím 1% hay  Aliette 80BHN, Copper B, Vaselin… có trộn sulphat đồng … rải vôi và thu gom các trái bệnh. 6. Bệnh vàng lá gân xanh (Greening): Là bệnh gây hại nghiêm trọng nhất. Cây bị chết có lá vàng  lốm đốm và gân xanh, lồi, trái nhỏ, méo mó. Khi chẻ dọc trái ta thấy trái bị lệch tâm, hạt bị thui. * Phòng trị: 

Loại bỏ cây nhiễm bệnh, cây ký chủ rầy chổng cánh như nguyệt quới, dây tơ hồng. Trồng cây sạch bệnh 

Cách ly nguồn bệnh bằng cách trồng cây chắn gió cho vườn cây cam quýt. 

Phun thuốc định kỳ vào các đợt cây ra lá non, nhất là vào đầu mùa mưa để trừ rầy như  7. Bệnh ghẻ lồi: Do nấm gây hại trên cả lá và trái. Bệnh thường tấn công vào giai đoạn cây ra đọt non,  trái non. Lá, trái bị bệnh sần sùi nên bán mất giá. 

* Phòng trị: Phun các loại thuốc trừ nấm vào giai đoạn cây ra lá non, trái non. 

CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP ĐỂ BẢO VỆ VƯỜN CÂY CAM QUÝT 

  1. Tỉa cành: Cần mạnh dạn tỉa cành giúp cho vườn thông thoáng. 
  2. Bón phân hữu cơ: Hàng năm cần bón phân hữu cơ hoai cho cây, có thể bón thêm vôi. 3. Giữ cỏ trong vườn: Trồng cỏ có rễ ăn cạn, khống chế cỏ bằng cách xén, không đào cả rễ. 4. Không bón phân, tưới nước, bôi bùn non vào gốc cây. Nên giữ cỏ, rác cách gốc 20 – 30cm. 5. Đầu mùa mưa dùng vôi pha phèn xanh hoặc Copper Zine… quét vào gốc cây, cành cây. 6. Phun thuốc ngừa sâu bệnh vào giai đoạn cây ra đọt non và trái non. 
  3. Phát hiện sớm cây bị bệnh vàng lá Greening và nhanh chóng loại bỏ, đồng thời phun xịt thuốc trừ  rầy chổng cánh khi cây đâm tược non.
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on google
Google+